Táo bón là một triệu chứng thường gặp của con người. Nếu kéo dài, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn! NHẤT ANH xin chia sẻ với bạn một số thông tin hữu ích sau.
1. Chế độ ăn uống kém khoa học, không lành mạnh
Đây là một trong những nguyên nhân gây táo bón hàng đầu.
- Thiếu chất xơ: Chất xơ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình co bóp và tiêu hóa của dạ dày. Chúng có tác dụng giữ nước, làm mềm phân. Vì vậy nếu bạn không ăn rau củ quả, trái cây thường xuyên thì rất dễ mắc phải bệnh này. Chúng ta cần nạp từ 30 đến 40g chất xơ/ ngày để đảm bảo hệ tiêu hóa cho cơ thể.
- Uống ít nước: Khi thiếu nước, quá trình trao đổi chất diễn ra kém, trực tràng phải tự rút nước từ phân =>làm cho phân bị khô cứng và khó đẩy ra ngoài khi chúng ta đi vệ sinh.
- Hay nhịn đại tiện: Thói quen này làm hậu môn hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến phản xạ khi muốn đi đại tiện, làm phân tích tụ dần và dễ gây ra táo bón.
- Ăn quá nhiều cơm trắng: Gạo trắng được tinh chế nên các chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, canxi, magiê và kali bị mất đi vì vậy nếu ăn quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột.
2. Sử dụng thức ăn hoặc sản phẩm thuốc khác
- Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung sắt- canxi có thể có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ bài tiết .
- Uống nhiều thuốc nhuận tràng: Cơ chế hoạt động của một thuốc nhuận tràng là kích thích nhu động ruột. Khi sử dụng trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra tác dụng ngược. Lúc đó cơ thể không tự hoạt động mà chờ có thuốc, và khi dừng thuốc lại thì việc đại tiện sẽ gặp khó khăn.
- Thay đổi chế độ ăn: Khi đi xa nhà hoặc trong một số khoảng thời gian, chúng ta đột ngột thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt => làm ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học và hệ bài tiết => sẽ gây ra các vấn đề về đường ruột.
3. Mang thai
Khi mang thai, phụ nữ sẽ gặp phải những vấn đề sau, chúng là những nguyên nhân gây táo bón:
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi làm ảnh hưởng đến sự co giãn của các cơ trong thành ruột.
- Trọng lượng của thai nhi đè lên thành ruột, lấp các khoảng trống trong bụng khiến cho việc chuyển động và tiêu hóa của các vật chất trở nên khó khăn.
- Hoạt động của ruột non bị yếu dần làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày đến ruột già.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt bị xáo trộn, ít di chuyển.
4. Những nguyên nhân khác (thường là nguyên nhân bẩm sinh)
- Bệnh dạ dày: Bệnh này làm ảnh hưởng đến lượng kích thích tiếp nhận của ruột, gây phản xạ bệnh lý hoặc co giật kết tràng dễ dẫn đến táo bón.
- Tổn thương bẩm sinh ở đại tràng như phình đại tràng, giãn đại tràng…
- Bệnh bẩm sinh về ruột và hệ bài tiết.
Lưu ý: 2 cách trị táo bón cơ bản và hiệu quả bạn nên tham khảo
- Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, uống đủ nước
- Bổ sung men vi sinh, sữa chua lợi khuẩn, cốm vi sinh (cực tốt cho trẻ)
Trên đây NHẤT ANH đã chia sẻ đến bạn 4 nguyên nhân hàng đầu gây táo bón – khó chịu cho người bệnh cùng cách chữa trị. Chúc bạn và gia đình có sức khỏe tốt và sống hạnh phúc!
Nếu bạn còn thắc mắc và cần tư vấn, có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline!