Rối loạn tiền đình bạn đã nghe nhiều rồi, nó có thể chỉ là trạng thái tạm thời nhưng nếu kéo dài sẽ gây hại rất nhiều cho cơ thể. Hãy tham khảo bài viết sau từ NHẤT ANH nhé!
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế của cơ thể, người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, quỳ gục xuống… Gây nhiều cản trở và nguy hiểm khi người bệnh phải di chuyển trên xe, đi học, đi làm, hay đang ở một mình => làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.
4 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc bệnh rối loạn tiền đình
1. Thường xuyên chóng mặt, đau đầu
Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất. Ban đầu chỉ là thoáng qua, sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần. Nếu nặng hơn, bạn sẽ thường có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể hay cảm giác xoay tròn, bập bềnh, gọi chung là hoa mắt, chóng mặt, sự vật tối sầm lại trước mắt.
Trong một số trường hợp có thể kèm theo là triệu chứng buồn nôn, đổ mồ hôi nhớt ở lòng bàn tay, bàn chân và lưng, sốt đột ngột trên 38 độ.
2. Mất đi ý thức và ngất xỉu
Một số trường hợp nặng hơn bạn có thể tự nhiên bị ngất xỉu, mất đi ý thức và gục ngã xuống nhưng không đứng dậy được, thấy đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường. Trong một khoảng thời gian đó bạn bị giảm thị lực và mất đi ý thức tạm thời. Nguyên nhân tình trạng này là do giảm lượng máu đến não gây tụt huyết áp, khiến rối loạn chức năng tim hay do phản xạ thực vật gây nên.
3. Mất thăng bằng
Kể cả khi không vận động nhiều, không làm việc quá sức hay ra nắng, cơ thể bạn cũng bị xỉu đi và mất cân bằng nghiêm trọng. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không xác định trọng lượng, không đứng vững, lâng lâng như người bị say rượu, ảo giác, chân tay run rẩy.
Bạn gặp phải triệu chứng này là do toàn bộ vùng tiền đình bao gồm cả mắt, ngoại tháp và tiểu não bị mất thông tin từ cơ thể gây nên.
4. Thường xuyên bị lo âu, không điều khiển được cảm xúc
Một dấu hiệu nữa cho thấy bạn bị tiền đình đó là đầu óc hay lâng lâng, cảm thấy nặng nề, sợ hãi với mọi thứ xung quanh. Triệu chứng này kèm theo chứng rối loạn cảm xúc như bị lo âu, trầm cảm, tăng xông… do ảnh hưởng bởi những áp lực và nỗi buồn trong cuộc sống.
=> Những dấu hiệu nêu trên có thể diễn biến trong một vài ngày hoặc vài tuần rồi sẽ hồi phục dần. Nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe và tâm lý người bệnh. Nếu bạn đang có những dấu hiệu trên kéo dài thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến bạn có những dấu hiệu rối loạn tiền đình. Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Ước tính cứ 100 người trên 40 tuổi trở lên thì có khoảng 35 người mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Càng cao tuổi thì các cơ quan trong cơ thể càng bị lão hóa dần và giảm đi những chức năng cần thiết, gây ra suy nhược cơ thể và dẫn đến những dấu hiệu trên.
Cách chữa bệnh rối loạn tiền đình tạm thời:
- Cần tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, không suy nghĩ hoặc làm việc quá căng thẳng. Nên xem các video giải trí nhẹ nhàng, nghe nhạc để đầu góc thư giãn
- Ban đêm nên đèn ngủ đủ sáng cho dễ quan sát các sự vật xung quanh.
- Không ngồi liên tục quá lâu, hoặc chạy nhanh, vận động quá mạnh, hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất kích thích.
Bị rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần đi khám để những người có chuyên môn tư vấn cách chữa trị phù hợp, phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.